Tính toán thông gió nhà xưởng như thế nào cho chính xác và hợp lý?

Tính toán thông gió nhà xưởng là một trong những khâu quan trọng, để giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng xác định được mức chi phí cần đầu tư thiết bị, hạn chế tối đa mức điện năng tiêu thụ, đồng thời tránh được tình trạng ô nhiễm tiếng ồn trong quá trình vận hành thông gió…

Vậy làm thế nào để tính toán thông gió nhà xưởng cho chính xác nhất? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn về vấn đề này.

Tại sao nên lắp đặt thông gió cho nhà xưởng?

Tại các xưởng sản xuất công nghiệp như: Gỗ, dệt may, phân bón, thủ công mỹ nghệ…thường tập trung số lượng lớn công nhân viên làm việc. Vì vậy, không khí thường rất ngột ngạt, bí bách và nóng nực. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến không gian bên trong nhà xưởng, mà còn liên quan rất nhiều đến sức khỏe của người lao động, thậm chí là chất lượng công việc.

Việc lắp đặt thông gió tại các khu công nghiệp, nhà xưởng sẽ chính là giải pháp tối ưu nhất hiện nay, nhằm:

  • Loại bỏ không khí ngột ngạt, nóng bức và mùi hôi khó chịu ra bên ngoài. Đồng thời cung cấp khí tươi cho nhà xưởng, giúp không khí trở nên mát mẻ và trong lành hơn.
  • Thay vì sử dụng hệ thống điều hòa, thông gió nhà xưởng sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm lên đến 60% mức năng lượng tiêu thụ. Qua đó, tiết kiệm tối đa chi phí điện năng.
  • Kiểu dáng nhỏ gọn và tiện dụng, nên không tốn nhiều không gian, cũng như công sức và chi phí lắp đặt.
Hệ thống thông gió giúp thanh lọc và làm không khí trong các nhà xưởng trở nên thoáng đãng hơn.
Hệ thống thông gió giúp thanh lọc và làm không khí trong các nhà xưởng trở nên thoáng đãng hơn.

Hướng dẫn cách tính toán thông gió nhà xưởng hợp lý nhất

Để tính toán thông gió nhà xưởng, trước tiên bạn cần phải xác định được lưu lượng thông gió.

1. Công thức tính toán thiết kế lưu lượng thông gió nhà xưởng

Một trong những bước quan trọng nhất trong quá trình tính toán thiết kế hệ thống thông gió, đó chính là xác định lưu lượng gió cần sử dụng trong nhà xưởng. Việc này sẽ giúp cho các kỹ thuật viên dễ dàng lên bản vẽ thiết kế chính xác và lựa chọn thông gió mang lại hiệu quả cao nhất. Hiện tại, lưu lượng gió thường được tính theo 2 cách như sau:

Cách 1: Tính lưu lượng thông gió theo thể tích nhà xưởng

  • Công thức này sẽ được tính toán dựa theo thể tích của nhà xưởng hoặc doanh nghiệp: Tg = X*T. Trong đó:
  • X chính là số lần không khí trong xưởng cần được thay thế (lần/giờ).
  • T là thể tích nhà xưởng, doanh nghiệp (T = DxRxC), (m3).
  • Tg là tổng lưu lượng thông gió cần thiết cho nhà xưởng (m3/h).

Cách 2: Tính lưu lượng thông gió nhà xưởng dựa theo đầu người

  • Theo như quy định của nhà nước Việt Nam thì mỗi người lao động sẽ cần cung cấp đủ 20m3 gió tươi/giờ. Và được tính theo công thức: Tg = N*20. Trong đó:
  • N là số người lao động làm việc trong nhà xưởng (N = Diện tích/0.7).
  • Tg là tổng lưu lượng thông gió cần thiết cho nhà xưởng (m3).
Tính toán thiết kế lưu lượng gió như nào cho đúng?
Tính toán thiết kế lưu lượng gió như nào cho đúng?

2. Công thức tính toán thiết kế hệ thống thông gió nhà xưởng

Sau khi đã xác định được lưu lượng gió cần dùng, bước tiếp theo sẽ là tiến hành tính toán thiết kế hệ thống quạt, đường ống thông gió, cũng như số lượng tấm Cooling Pad cần dùng.

Công thức tính số lượng thiết bị quạt thông gió nhà xưởng

Bước này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đo lường được mức chi phí, một cách nhanh chóng nhất. Công thức tính như sau: M = Tg/Q. Trong đó:

  • Tg là tổng lưu lượng gió tươi cần cung cấp cho nhà xưởng (m3/h).
  • Q là lưu lượng gió của thiết bị quạt (m3/h).
  • M là số lượng quạt thông gió cần dùng.

Công thức tính thiết kế đường ống thông gió nhà xưởng

Thông thường thì có rất nhiều cách tính thiết kế đường ống thông gió nhà xưởng, nhưng phổ biến nhất vẫn là theo công thức sau đây:

Bước 1: Xác định tốc độ gió của đoạn ống đầu tiên (ω1), sau đó dựa vào lưu lượng gió (L) để tính diện tích tiết diện (f) của đoạn ống đó theo công thức: f = L/ω

Bước 2: Tiếp tục tính toán tốc độ gió của các đoạn ống khác nằm trong hệ thống thông gió nhà xưởng theo phương pháp: p*[(ω1)^2 – (ω2)^2]/2 – ∑Δp12 = 0. Trong đó:

  • ω1: Chính là tốc độ gió của đoạn ống đầu tiên.
  • ω2: Tốc độ gió của đoạn ống thứ 2.
  • ∑Δp12: Tổng tổn thất điện áp tính từ điểm phân nhánh 1 đến điểm phân nhánh 2.
  • *Sau đó dựa vào tốc độ và lưu lượng gió của đoạn kế tiếp để xác định diện tích tiết diện đoạn đó: f2 = L2/ω2.

Bước 3: Quay lại cách tính toán ở bước 2 cho đến khi xác định được tốc độ và kích thước của tất cả các đoạn ống còn lại trong hệ thống thông gió. Trong đó, tổng chiều dài của đường ống chính sẽ bằng tổng chiều dài của các đoạn ống + với chiều dài cút.

Công thức tính số lượng tấm làm mát Cooling Pad cần sử dụng

Tấm làm mát Cooling Pad là thiết bị quan trọng, giữ vai trò trao đổi nhiệt trong hệ thống thông gió nhà xưởng. Và để tính toán số lượng tấm Cooling Pad cần sử dụng, bạn phải tính được tổng diện tích của tấm làm mát theo công thức: S = V*X/9000. Trong đó:

  • V là thể tích nhà xưởng (V = DxRxC), (m3).
  • X là số lần thay đổi gió tươi.
  • S là tổng diện tích tấm Cooling Pad (m2).

Trên đây là những thông tin quan trọng, liên quan đến cách tính toán thông gió nhà xưởng. Nếu có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp qua công ty Cơ khí Trường An để được tư vấn cụ thể.

CÔNG TY TNHH SX TM CƠ KHÍ TRƯỜNG AN

  • Hotline/ Zalo: 0931. 008. 768 
  • Mail:truongan.sale@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!