Tìm hiểu về chức năng của hệ thống thông gió nhà xưởng

Hệ thống thông gió có vai trò hết sức quan trọng và cần thiết, đối với các hoạt động của một xưởng sản xuất. Nó không chỉ giúp điều hòa chất lượng không khí, bảo vệ sức khỏe cho người lao động, mà còn góp phần giữ gìn sự ổn định cho các thiết bị máy móc trong nhà xưởng.

Sau đây, hãy cùng tìm hiểu qua một số chức năng của hệ thống thông gió, để hiểu hơn về thiết bị này.

Hệ thống thông gió là gì?

Hệ thống thông gió là một hệ thống dẫn lưu không khí, giúp cho không gian làm việc trở nên trong lành và sạch sẽ hơn. Đồng thời, góp phần loại bỏ những bụi bẩn, khí nóng và mùi hôi khó chịu trong nhà xưởng, mang lại cảm giác thoáng mát, dễ chịu cho người lao động, cũng như các thiết bị máy móc.

Chức năng của hệ thống thông gió đối với nhà xưởng

Hiện nay, việc lắp đặt hệ thống thông gió cho các nhà xưởng là điều cực kỳ cần thiết, bởi nó có nhiều chức năng như:

  • Tạo môi trường trong lành cho nơi làm việc: Hệ thống thông gió có nhiệm vụ tống khứ khí CO2 và các bụi bẩn ra bên ngoài môi trường. Bên cạnh đó, cung cấp khí O2 tươi vào lại không gian nơi làm việc.
  • Giúp máy móc hoạt động ổn định: Bụi bẩn, ẩm mốc tồn tại trong không khí lâu ngày, khi bám vào các thiết bị máy móc trong nhà xưởng sẽ khiến chúng dễ bị hư hỏng, rỉ sét và gây ra cháy nổ. Lúc này, hệ thống thông gió sẽ có chức năng điều hòa và cân bằng nhiệt độ không khí trong xưởng, giúp cho mọi không gian trở nên thông thoáng, sạch khuẩn, cũng như bảo vệ máy móc được tốt hơn.
  • Bảo vệ sức khỏe người lao động: Hệ thống thông gió giúp cho môi trường làm việc trở nên thoáng mát và trong lành hơn. Điều này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho người lao động, hạn chế các bệnh nguy hiểm liên quan đến đường hô hấp như: Viêm mũi, dị ứng, cảm cúm hay ung thư phổi…
Hệ thống thông gió nhà xưởng
Hệ thống thông gió nhà xưởng

Các loại hệ thống thông gió thông dụng hiện nay

Tùy theo hướng chuyển động của gió, động lực tạo ra gió, phương pháp tổ chức và mục đích lắp đặt, mà hệ thống thông gió được phân chia thành những loại như sau:

1. Theo hướng chuyển động của gió

Bao gồm 3 dạng chính, đó là: Thông gió kiểu thổi, thông gió kiểu hút và thông gió kết hợp cả hút và thổi. Trong đó:

  • Thông gió kiểu thổi: Nhờ vào sự chênh lệch cột áp, khí oxy tươi sẽ được thổi vào bên trong nơi làm việc một cách dễ dàng nhất. Cùng lúc đó, các bụi bẩn và khí thải CO2 cũng sẽ được đẩy ra môi trường bên ngoài, từ các kẽ hở được thiết kế trên thông gió.
    Điểm mạnh của kiểu thông gió này, đó chính là có thể thổi gió đến nhiều nơi và nhiều vị trí trong phòng, nhất là những nơi có lượng người tập trung đông hoặc nhiệt độ cao. Tuy nhiên, cũng có một điểm khá hạn chế, đó là do áp suất trong phòng là dương, nên gió có thể tràn đến kể cả những nơi không cần thiết.
Thông gió kiểu thổi
Thông gió kiểu thổi
  • Thông gió kiểu hút: Nhiệm vụ chính của dạng thông gió này, đó là hút vào và xả ra môi trường bên ngoài các khí bẩn được loại ra từ bên trong nhà xưởng, sau đó đưa không khí sạch vào lại nơi làm việc.
    Nói về ưu điểm của hệ thống thông gió kiểu hút, phải kể đến việc kiểu thông gió này có thể trực tiếp hút các mùi hôi khó chịu ngay tại không gian cần thiết. Nhờ đó, ngăn chặn kịp thời việc lan rộng của mùi hôi ở khu vực này sang các vị trí khác trong phòng. Ngược lại, thông gió kiểu hút cũng có một nhược điểm cần khắc phục, đó là không thể tự kiểm soát được lượng không khí tràn vào trong phòng. Bên cạnh đó, lượng tuần hoàn trong phòng cũng rất thấp, và thậm chí là không có.
Thông gió kiểu hút
Thông gió kiểu hút
  • Thông gió kết hợp: So với 2 phương pháp trên, thì kiểu thông gió kết hợp được đánh giá là giải pháp hiệu quả, giúp cho nhiệt độ và không khí nhà xưởng luôn đạt mức lý tưởng nhất. Nguyên nhân là vì phương pháp này có thể kết hợp cùng lúc cả 2 nhiệm vụ là thổi không khí sạch vào bên trong nơi làm việc, đồng thời hút xả không khí ẩm mốc, thiếu oxy ra ngoài môi trường. Thế nhưng, chi phí đầu tư cao lại là điều khiến nhiều người cảm thấy khá e dè, khi triển khai phương pháp này.
Thông gió kết hợp
Thông gió kết hợp

2. Theo động lực tạo ra thông gió

Hệ thống thông gió theo động lực, được chia ra làm 2 phương pháp chính là: Thông gió tự nhiên và thông gió cưỡng bức.

Thông gió tự nhiên: Kiểu thông gió này còn có tên gọi khác là hệ thống thông gió thụ động. Phương pháp thông gió tự nhiên sẽ hoạt động bằng cách trao đổi không khí giữa bên trong và bên ngoài môi trường, thông qua sự chênh lệch nhiệt độ không khí.

Thông gió cưỡng bức: Nguồn không khí chính của thông gió cưỡng bức được tạo ra bởi một thiết bị điều khiển nào đó, chẳng hạn như quạt.

3. Theo phương pháp tổ chức

Phân loại hệ thống thông gió theo phương pháp tổ chức, sẽ chia làm 2 kiểu chính:

  • Thông gió tổng thể: Hệ thống thông gió tổng thể thường được lắp đặt cho toàn bộ không gian xưởng sản xuất hoặc khu vực nhà ở.
  • Thông gió cục bộ: Là kiểu thông gió hoạt động trong một không gian nhỏ, đặc biệt là tại phòng hay các khu vực có chứa các chất độc hại lớn.

4. Theo mục đích

  • Thông gió bình thường: Mục đích của thông gió bình thường, đó chính là loại bỏ các chất độc hại, nhiệt độ cao và mùi ẩm mốc ra khỏi không gian nhà xưởng. Đồng thời, tái tạo không khí sạch sẽ, thoáng mát, để mang lại sức sống mới cho nơi làm việc.
  • Thông gió sự cố: Đây là kiểu thông gió thường thấy ở các chung cư cao cấp, văn phòng hay nhà xưởng… nhằm mục đích chính là khắc phục các sự cố khẩn cấp như hỏa hoạn, rò khí…
Các hệ thống điều hòa làm mát xưởng.Các hệ thống điều hòa làm mát xưởng.
Các hệ thống điều hòa làm mát xưởng.

Hệ thống thông gió và hệ thống làm mát có thể kết hợp được với nhau không?

Nếu hệ thống thông gió có nhiệm vụ là điều hòa không khí, bằng cách đẩy bụi bẩn và mùi hôi từ trong không gian làm việc ra bên ngoài môi trường, và hút không khí trong lành vào ngược lại bên trong phòng, thì hệ thống làm mát lại giữ chức năng chính là làm cho không khí trở nên mát mẻ hơn nhờ vào hơi nước.

Cả 2 hệ thống khi kết hợp lại với nhau, sẽ mang đến hiệu quả tuyệt vời cho không gian nhà xưởng:

  • Mang lại nguồn không khí xanh, sạch, mát, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người lao động.
  • Chủ động điều khiển được nhiệt độ bên trong mà không cần phải phụ thuộc vào thời tiết. Hoàn toàn thích hợp để lắp đặt tại các xưởng công nghiệp, nhất là những nơi có nhiều máy móc.
  • Tiết kiệm tối đa chi phí lắp đặt, điện năng và sửa chữa trong quá trình sử dụng.
  • Nhưng ngược lại, bên cạnh những ưu điểm trên thì sự kết hợp này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như:
  • Có thể gây ảnh hưởng đến các thiết bị máy móc bên trong xưởng, do độ ẩm được tạo ra khá cao.
  • Tốn khá nhiều thời gian thi công và lắp đặt, bởi quá trình này cần sự tỉ mỉ và chính xác cao để hạn chế những thất thoát và lãng phí.

Khi lắp đặt hệ thống thông gió tại nhà xưởng cần lưu ý điều gì?

Để hệ thống thông gió nhà xưởng có thể hoạt động hiệu quả nhất trong mọi môi trường làm việc, thì người lắp đặt cần phải lưu ý kỹ những điều sau đây:

Chú ý đến khí hậu và nhiệt độ:

Nên chọn loại quạt hút, thông gió công nghiệp cho nhà xưởng nếu nó được xây dựng ở vị trí thoáng mát. Ngược lại, đối với những nơi có nhiệt độ cao, thiếu ẩm thì nên sử dụng hệ thống thông gió làm mát áp suất âm, để giúp điều hòa nhiệt độ bên trong xưởng.

Số lượng nhân công và máy móc, thiết bị

Số lượng nhân công và các thiết bị máy móc có trong nhà xưởng, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người lao động. Điển hình là những nơi hoạt động trong ngành may mặc, sản xuất bông sợi… Bởi đây là những nơi chứa rất nhiều hóa chất và bụi bẩn, bên cạnh đó còn tập trung quá nhiều nhân công nên rất dễ sinh ra ẩm mốc và các bệnh liên quan đến sức khỏe người lao động. Thậm chí còn gây hại đến các thiết bị máy móc và linh kiện điện tử bên trong nhà xưởng.

Do đó, việc lắp đặt hệ thống thông hút gió và làm mát không khí là việc vô cùng cần thiết. Vì điều này, sẽ giúp tránh được tình trạng ẩm mốc, khô cứng hay hư hao của các mặt hàng sản xuất.

Vị trí lắp đặt, số lượng quạt lắp, công suất

Vị trí lắp đặt, số lượng và công suất của quạt lắp sẽ liên quan nhiều đến hiệu quả hoạt động của hệ thống thông gió. Hãy hạn chế đặt quạt ở những vị trí cao ngang đầu người và có nhiều người qua lại, bởi nó sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như năng suất làm việc của công nhân nếu áp lực hút gió cao.

Vị trí cao hơn đầu người và ít người qua lại sẽ tiện lợi hơn cho việc lắp đặt hệ thống thông gió, vừa không làm ảnh hưởng đến người lao động, vừa tạo không gian rộng rãi, thông thoáng để làm việc tốt hơn.

Hệ thống thông gió làm mát nhà xưởng.
Hệ thống thông gió làm mát nhà xưởng.

Cơ Khí Trường An – Đơn vị tư vấn và lắp đặt các loại hệ thống thông gió uy tín, chuyên nghiệp

Cơ khí Trường An với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối, thi công và lắp đặt hệ thống thông gió công nghiệp, chính là một trong những địa chỉ uy tín và chuyên nghiệp, có thể giúp bạn yên tâm giải quyết các vấn đề liên quan đến không khí và nhiệt độ của nhà xưởng.

  • Tại đây, khách hàng sẽ dễ dàng tìm được những thiết bị thông gió tốt nhất về cả mẫu mã, thông số hoạt động lẫn chất lượng.
  • Hỗ trợ tư vấn, thi công, lắp đặt trên toàn quốc. Giao hàng theo yêu cầu của khách hàng và đúng thời gian đã hẹn.
  • Giá cả hợp lý, không có tình trạng tăng giá bất thường. Có chiết khấu hấp dẫn dành cho khách hàng mua với số lượng nhiều.
  • Ngoài hệ thống thông gió, Cơ khí Trường An còn cung cấp đa dạng các thiết bị máy móc dành riêng cho nhà xưởng: Máy làm mát, tấm làm mát cooling pad, máy hút bụi, đường ống và bồn chứa, vít tải, máy trộn…. thoải mái để khách hàng lựa chọn khi có nhu cầu.

Trên đây là một số thông tin quan trọng, liên quan đến hệ thống thông gió nhà xưởng. Mọi thắc mắc liên quan đến thiết bị này, mời khách hàng liên hệ trực tiếp với công ty Cơ khí Trường An để được hỗ trợ tốt nhất.

CÔNG TY TNHH SX TM CƠ KHÍ TRƯỜNG AN

  • Hotline/ Zalo: 0931. 008. 768 
  • Mail:truongan.sale@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!